Danh mục
Thương hiệu
Người bán
Khoảng giá
Size
Màu sắc

Thứ Hai, 11/7/2022

Thị trường kinh doanh đồ “cũ người mới ta” bùng nổ - các nhà bán lẻ thích ứng ra sao?

Thị trường tỷ đô đầy hứa hẹn

Được “tôn thờ” bởi thế thệ millennials và GenZ, thị trường buôn bán đồ cũ – recommerce đang phát triển bành trướng hơn bao giờ hết. Ước tính thị trường này có giá trị khoảng 24 tỷ đô la, dự kiến ​​sẽ đạt 51 tỷ đô la vào năm 2023.

Khi những khách hàng trẻ và thời thượng có nhu cầu mua sắm nhiều hơn, họ bắt đầu quan tâm và mong muốn hướng tới một nền thương mại bền vững. Trên thực tế, 73% người tiêu dùng thuộc thế hệ millennial cho biết họ thích mua hàng từ các thương hiệu bền vững. Khi thời trang là ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thứ hai trên thế giới, việc chuyển hướng khỏi “thời trang ăn liền” – fast fashon là không có gì ngạc nhiên.

Trong bối cảnh đại dich covid-19,  recommerce có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Người tiêu dung có ý thức về ngân sách chi tiêu hơn bao giờ hết và ưu chuộng việc mua sắm trên các nền tảng số, họ đặc biệt quan tâm đến những món đồ có thể tái sử dụng với giá hợp lý.

Từ eBay đến RealReal: Recommerce đã phát triển như thế nào?

Việc mua bán đồ cũ đã xuất hiện kể từ khi eBay “online hóa” nó vào năm 1995. Từ lúc Ebay tiên phong việc kinh doanh đồ Second-hand,  việc “mua sắm đồ cũ” không còn là điều gì đó đáng xấu hổ. Thậm chí nó còn trở thành trend bởi bạn có thể săn được những món đồ tốt, độc lạ với mức giá không tưởng. Định kiến về việc chỉ những thứ “đáng bỏ đi”, cũ rích mới bị đem đi bán đã không còn. Sự thay đổi này phần lớn được thúc đẩy bởi  mô hình các cửa hàng ký gửi thời trang thiết kế cao cấp, những món đồ đã qua sử dụng nhưng chất lượng vẫn còn tuyệt vời– đơn cử như The RealReal và The Outnet. Vào đầu năm nay, The RealReal đã mở cửa hàng đầu tiên của mình ở San Francisco - một dấu hiệu cho thấy sự “ăn nên làm ra” của các mô hình kinh doanh đồ cũ.

TheRealReal shop
TheRealReal shop

Liệu “ma cũ” có thể đuổi kịp “ma mới”?

Shopping trên nền tảng thương mại điện tử luôn có “mị lực” với người dùng: Nó hướng tới nền công nghiệp bền vững, bớt rác thải, dễ dàng “chốt deal” chỉ với 1$ cùng những sản phẩm độc đáo từ mẫu mã tới chất lượng.

Điều này cho thấy một mối đe dọa rất thực sự đối với các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, khi dung tích thị trường mua bán đồ cũ tiếp tục tăng, có một số chiến lược mà các nhà bán lẻ truyền thống có thể sử dụng để duy trì lợi thế của họ:

Thúc đẩy các nỗ lực bền vững

Nền tảng của recommerce là khái niệm về nền kinh tế tuần hoàn - một hệ thống kinh tế nhằm loại bỏ lãng phí và thúc đẩy việc sử dụng liên tục các nguồn lực. Trong thời trang, điều này có nghĩa là đảm bảo quần áo được tái sử dụng, thay vì dùng một lần.

Mặc dù các thương hiệu bán lẻ truyền thống không thể trực tiếp đóng góp vào chuỗi tuần hoàn này, nhưng họ có thúc đẩy tính bền vững của hàng hóa mà họ bán. Điều này thu hút những người tiêu dùng có ý thức và có trách nhiệm với xã hội, những người có thể không có nhu cầu mua đồ cũ nhưng rất quan tâm tới môi trường.

Dữ liệu gần đây cho thấy gần 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ tin tưởng và yêu thích các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường, chẳng hạn như sử dụng bao bì xanh hoặc cam kết với các chương trình giảm thiểu sử dụng năng lượng.

Chiến lược giá thông minh

Mọi thứ trên các trang thương mại đều được bán với mức giá rẻ nhất hoặc rẻ hơn nữa. Việc này thúc đẩy các nhà bán hàng truyền thống phải đưa gia một chiến lược giá ưu việt hơn.

Các giải pháp định giá thông minh, đi cùng khuyến mãi hấp dẫn sẽ là cách tốt nhất để người bán nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng, giải quyết hàng tồn kho và giành lợi thế thực sự so với các đối thủ cạnh tranh.

Danh mục sản phẩm hấp dẫn hơn

Các nhà bán lẻ truyền thống phải liên tục đổi mới để thu hút và giữ chân khách hàng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Thay vì chỉ bán các sản phẩm đơn lẻ, các doanh nghiệp nên có nhiều lựa chọn và sự kết hợp thú vị dành cho khách hàng, dựa vào nhu cầu thực tế của họ.  Điều này mang đến trải nghiệm mua sắm hào hứng hơn cho khách hàng.

Tăng trưởng của thị trường đồ cũ không phải là dấu chấm hết cho bán lẻ truyền thống

Sự bùng nổ của Recommerce không đồng nghĩa với sự suy thoái báo động của bán lẻ truyền thống. Trong khi nhiều người tiêu dùng có ý định mua sắm các sản phẩm đã qua sử dụng, sự thật là vẫn còn một bộ phận lớn người tiêu dùng thích mua những mặt hàng mới trên kệ hàng. Và recommerce thực sự có thể giúp ích cho bán lẻ truyền thống bằng cách giúp các thương hiệu tương tác với người tiêu dùng theo những cách mới hoặc khuyến khích họ thử nghiệm các xu hướng thời trang khác nhau.

Chìa khóa để khai thác thị trường này là làm cho trải nghiệm mua sắm, cả online và ofline đều khiến khách hàng hài lòng như khi họ săn được một món hời tại cửa hàng ký gửi sành điệu. Điều này có thể cải thiện bằng cách các doanh nghiệp thực sự nghiêm túc trong các nỗ lực tạo ra sản phẩm bền vững, giảm thải ô nhiễm trong sản xuất, đề xuất các chiến dịch bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đưa ra các mặt hàng độc đáo với mức giá phải chăng cùng dịch vụ khách hàng hoàn hảo vẫn luôn là cách hiệu quả nhất để giữ chân tệp khách hàng.