Danh mục
Thương hiệu
Người bán
Khoảng giá
Size
Màu sắc

Thứ Năm, 11/8/2022

[Afamily] Xu hướng tiêu dùng mới khi sống chung cùng dịch Covid-19

Trải qua hai năm dịch ròng rã, những khó khăn về kinh tế và quãng thời gian giãn cách cũng khiến mọi người suy ngẫm nhiều hơn về những giá trị sống. Hành vi tiêu dùng từ đó cũng đã có nhiều thay đổi.

Cắt giảm chi tiêu xa xỉ phẩm và đồ dùng không thiết yếu

Theo khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy, các chị em dành nhiều ưu tiên hơn cho những mặt hàng thuộc danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình do ảnh hưởng của việc tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội như ở nhà nhiều hơn hoặc tự nấu ăn. Làm việc ở nhà nhiều hơn khiến mức chi dùng cho sản phẩm, dịch vụ tại nhà tăng cao và danh mục sản phẩm cũng thay đổi.

Lối sống tối giản minimalism, giảm vật chất

Từ khoá "minimalism" được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Lối sống tối giản được hiểu là nỗ lực để vứt bỏ hay cắt giảm những thứ không cần thiết đi. Các chị em truyền tai nhau "Món đồ nào mà để không 1 năm không dùng tới, không có sự tồn tại của nó mà cuộc sống của mình cũng không bị ảnh hưởng gì thì hãy mạnh dạn buông bỏ nó".

Chị Thu Hà ở Hà Nội cho hay "Từ khi chuyển sang tối sống tối giản vật chất, mình và gia đình cảm thấy nhẹ nhõm hơn, không phải chỉ về đồ đạc, không gian sống, mà còn nhẹ nhõm về tinh thần đấy"

Tăng những giá trị tinh thần, tăng trải nghiệm

Với con cái, thay vì mua sắm những món đồ đắt tiền, đi du lịch resort xa hoa thì các ông bố bà mẹ cho con được trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn. Các hội nhóm cắm trại trở nên đông đảo hơn bao giờ hết. Thay vì tới những điểm du lịch phải di chuyển máy bay, mọi người chia sẻ với nhau các địa điểm cắm trại cự ly gần, khung cảnh đẹp và có thể đi trong ngày. 

Cũng từ đó, các ông bố bà mẹ trẻ cũng truyền đi ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn con mình thêm tình yêu thiên nhiên, chọn cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thay vì khai thác cưỡng ép thiên nhiên phục vụ con người.

Sống xanh, tiêu dùng bền vững

Bạn sẽ thấy quanh mình, số lượng người mang bình nước cá nhân tăng lên đáng kể, vào quán cafe họ sẽ từ chối sử dụng ống hút và cốc nhựa một lần, hay bắt gặp cả những người đi chợ mà tự mang theo túi to và hộp trữ đồ… Những hình ảnh đó dần trở nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

Người tiêu dùng khi chọn mua một món đồ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn: sản phẩm này có thể tái sử dụng được nhiều lần hay không, bao bì đóng gói có dễ dàng phân huỷ không... Các bà nội trợ cũng dành sự quan tâm lớn cho Thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ để bảo vệ sức khoẻ lâu dài cho gia đình mình.

Thời trang xanh lên ngôi

Ngành thời trang là ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ 2 trên thế giới. Nhằm tiến về một thế giới xanh và giảm tải rác thải thời trang, một số lượng lớn người tiêu dùng mỗi năm, đặc biệt là giới trẻ đã chuyển sang ủng hộ các nhãn hàng thiết kế từ vải tái chế và từ các nhà bán lẻ thời trang secondhand.

Các thương hiệu mới tham gia vào thị trường Việt Nam gần đây cũng đã tạo nên những làn sóng mới cho các sản phẩm đề cao tính bền vững: khai thác chất liệu vải thân thiện với môi trường, tái sử dụng vật liệu cũ, cũng như các giá trị cộng thêm mà nhãn hàng cam kết với cộng đồng.

Bên cạnh đó, mua sắm đồ thời trang secondhand đang là xu hướng được nhiều chị em lựa chọn, bởi các ưu điểm: độc lạ, chất lượng cao, giá rẻ. Chị em có thể thoải mái làm mới phong cách của mình mà không hề gây hại cho môi trường.

Kết hợp với sự phát triển của công nghệ, các chị em rỉ tai nhau sử dụng app Lemo - một nền tảng Thương mại điện tử khổng lồ dành cho thời trang secondhand (Link tải app: https://www.lemo.eco). Lemo mang tới 1 nền tảng mua sắm trẻ trung, thông minh - nơi kết nối giữa người mua và người bán để những bộ quần áo hợp thời được tái sinh một lần nữa, những sản phẩm "xanh" được hiện diện trong đời sống hàng ngày, dần thay thế cho những sản phẩm "nhanh" gây ô nhiễm môi trường.

Đây là một liệu pháp bán lẻ bền vững, một giải pháp thời trang tuyệt vời không tạo thêm khủng hoảng cho môi trường do sản xuất quá mức.

Tạm kết: Hai năm vừa qua không chỉ giúp chúng ta học được cách tiêu dùng hợp lý hơn, mà còn nhận thức được thói quen mua sắm có ý thức vì một ngôi nhà chung mẹ Trái Đất xanh-sạch-đẹp. Tiêu dùng bền vững sẽ không chỉ là xu hướng trong những năm dịch Covid-19, mà nó sẽ trụ vững như một tuyên ngôn sống mới cho thế hệ tiêu dùng tương lai.

-----

Link bài gốc: afamily.vn