Danh mục
Thương hiệu
Người bán
Khoảng giá
Size
Màu sắc

Thứ Ba, 12/7/2022

10 mẹo thần thánh giúp bạn thành “master" trong việc mua sắm đồ secondhand

1. Hãy gọi cho các cửa hàng bạn quan tâm để biết khi nào họ dự định nhập kiện hàng mới

Bằng cách này, bạn có thể sắp xếp thời gian hợp lý để đảm bảo rằng bạn có được lựa chọn tốt nhất có thể. Những món đồ còn mới và đẹp thường sẽ rất nhanh sold out đó!

2. Hãy luôn mang theo danh sách những thứ mà bạn cần, tuy nhiên cũng đừng sống chết vì nó

Đôi khi những điều tuyệt vời sẽ xuất hiện vào lúc bạn không biết chắc rằng mình có muốn hay cần nó không, và bạn cần phải suy xét đến việc mua nó.

3. Đi một vòng quanh toàn bộ cửa hàng và chọn lấy mọi thứ thu hút sự chú ý của bạn, ngay cả khi bạn không chắc chắn về điều đó 

Đừng nghĩ gì cả. Cứ làm đi! Bởi vì sẽ không bao giờ có sản phẩm thứ hai đâu. Những gì trên kệ cũng là những gì họ có. Vì vậy, nếu bạn thấy một món đồ tuyệt vời, hãy cầm lấy nó, ngay cả khi bạn cảm thấy nó không vừa, hoặc bạn không biết mình sẽ mặc nó ở đâu và như thế nào. Đó không phải là lúc để bạn xem xét kỹ lưỡng mọi quyết định của mình. Nếu bạn không nắm lấy nó khi có cơ hội, người khác có thể mua nó ngay. Và tất nhiên bạn vẫn có thể lọc lại những gì đã lấy sau này.

4. Mặc trang phục màu trung tính, dễ thay ra và giúp mọi thứ trong phòng thay đồ sẽ thoải mái nhất có thể

Điều đó có nghĩa là không mặc áo sơ mi cài cúc hoặc giày buộc dây, bởi nó chỉ khiến bạn khó thay đồ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, hãy mặc đồ rời nhau thay vì mặc một chiếc váy. Bằng cách này, bạn có thể thử những bộ quần áo mà bạn mà bạn biết nó sẽ vừa vặn với mình, thay vì phải đi tìm một chiếc váy mà bạn không thực sự thích chỉ để phù hợp với chiếc áo đẹp mà bạn đang quan tâm.

5. Đừng để bị đánh lừa bởi những nhãn hiệu giả mạo

Hãy mua một món đồ bởi vì bạn thực sự thích chúng. Chứ không phải vì cái nhãn hiệu hào nhoáng được dán ở trên nó. Thực ra nhãn mác giả không là vấn đề khi bạn mua sắm tại các cửa hàng lớn như TJ Maxx hoặc Marshalls hoặc tại hầu hết các cửa hàng tiết kiệm, nhưng bạn cần phải cảnh giác khi mua sắm tại các cửa hàng đồ cũ và ký gửi. Có một sự thật là, rất dễ dàng để may nhãn mác giả lên một chiếc váy cũ, và nâng giá trị của nó lên những 10 lần. Bạn cần kiểm tra những chi tiết nhỏ, độ hồ vải, và đánh giá xem mình đang mua một món hời hay chỉ là đồ giả mạo. Nếu bạn nghi ngờ về tính xác thực của một sản phẩm may mặc thì hãy tin vào trực giác của mình nhé.

Điều này cũng đúng với mua sắm trực tuyến. Một trang web như The Real Real là một nguồn phong phú và đáng tin cậy cho những tín đồ secondhand, tuy nhiên eBay và Etsy đang cố tranh vị trí này. Bạn hãy thận trọng nhé.

6. Lựa chọn đồ có họa tiết, đường nét rõ ràng và hình dạng phổ biến nếu bạn không muốn trông lỗi thời

Ngay cả khi bạn đang mua sắm quần áo cổ điển, bạn có thể không muốn trông giống như bạn vừa bước ra từ một thời đại khác. Đồ càng được sắp xếp hợp lý, nó sẽ trông hiện đại hơn và bạn sẽ dễ dàng tích hợp nó vào tủ quần áo hiện có của mình.

7. Đừng bao giờ mua đồ có vết ố vàng

Bởi vì bạn sẽ không thể nào loại bỏ được vết ố đó, bất kể bạn dùng cách gì chăng nữa. Đừng bao giờ nhé!

8. Nếu bạn định mặc cả hoặc yêu cầu bất kỳ hình thức giảm giá nào, hãy đảm bảo rằng bạn đã đối xử tốt với nhân viên ngay từ khi bạn bước vào cửa hàng

Nếu có nhiều nhân viên bán hàng, hãy chọn một người và cố gắng bắt đầu đối thoại - mỉm cười, chào hỏi, hỏi xem họ đang làm gì. Sau đó, trước khi đến quầy thanh toán, hãy treo lại những món đồ bạn không mua để họ không phải làm việc đó sau này. Những thứ nhỏ nhặt như thế có thể tạo nên sự khác biệt khi đến lúc bạn muốn trả giá.

9. Đừng ngại mang quần áo đến tiệm may để sửa nó theo đúng ý muốn của bạn

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn biết sự khác biệt giữa những gì có thể được sửa chữa và những gì không thể. Và hãy thành thật với bản thân về việc bạn thực sự sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu công sức cho việc sửa chữa này. Đôi khi quần áo và phụ kiện đã qua sử dụng cần thêm một chút “yêu thương, chăm sóc” để trông đẹp nhất. Nếu bạn đã mua được với giá hời thì thêm một chút sửa chữa là hoàn toàn xứng đáng.

Những lỗi dễ sửa nhất:

  • Sửa cơ bản chẳng hạn như kéo cao viền, thu ngắn tay áo, thu gọn eo hoặc làm thon chân váy. Những công việc này không tốn nhiều chi phí và có thể được thợ chuyên nghiệp hoàn thành trong một hoặc hai ngày.
  • Khâu lại những đường may lỗi. Nhấn mạnh thêm là, thợ may đã có sẵn những máy móc cần thiết, vì vậy việc sửa chữa sẽ trở nên dễ dàng.

Những lỗi có thể sửa được:

  • Thay thế các khuy, khóa kéo và phần cứng khác. Điều này cũng khá dễ dàng đối với một thợ may, nhưng có thể bạn sẽ cần phải tự mình tìm kiếm những nguyên liệu mới này trước tiên và nó có thể khó khăn hơn so với những gì bạn tưởng tượng. Thay thế phần cứng là một cách tuyệt vời để nâng cấp một món đồ cổ điển và những nỗ lực ấy hoàn toàn xứng đáng.
  • Thay đế mới hoặc vá lại giày. Điều này hoàn toàn có thể làm được, nhưng bạn cần một người thợ chuyên nghiệp, vì vậy nếu bạn không tìm được người thợ nào mà bạn tin tưởng, tốt nhất hãy quên nó đi.
  • Vải bị rách nhưng không rách theo dọc đường may. Chúng tuy rất dễ sửa chữa nhưng gần như không thể che giấu 100%, vì vậy bạn cần phải quyết định trước khi mua xem liệu bạn có hài lòng với việc nhìn thấy đường nhỏ còn sót lại sau khi sửa chữa xong hay không.

Những lỗi khó sửa:

  • Sửa lại những phần trang trí đã bị hỏng. Điều này đòi hỏi nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu thay thế cũng như thời gian và chuyên môn, có nghĩa là nó sẽ tốn kém rất nhiều. Chưa kể bạn sẽ phải tìm chính xác vật liệu cần thiết để sửa chữa, điều này có thể là bất khả thi.
  • May lại những đồ được ghép từ nhiều mảnh, ví dụ như áo khoác blazer. Dù có thể sửa được, nhưng cũng cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Bất kỳ vị trí nào được ghép từ nhiều mảnh, thường khó có thể điều chỉnh lại và cũng sẽ tốn khá nhiều tiền của bạn
  • Thay một lớp lót mới. Điều đó có thể làm được, nhưng nó giống như việc tạo ra một chiếc áo khoác hoàn toàn mới và may nó vào một chiếc áo khoác có sẵn, vì vậy nó cũng không hề dễ dàng hay rẻ tiền đâu.

Những lỗi không thể sửa được:

  • Biến một bộ đồ quá chật thành một bộ đồ rộng rãi. Hầu hết quần áo không có đủ phần vải thừa để chúng ta nới ra quá nhiều. Tốt nhất đừng cố mặc những bộ đồ chật, đặc biệt là chật hông, vai hay ngực, và hãy đem chúng đến nơi mà có người cần.
  • Sửa chữa phần lông hoặc da đã bị nứt. Một khi da bắt đầu bị nứt, không có cách nào sửa lại được. Nó đã quá khô. Nếu bạn tìm thấy một món đồ ưng ý, hãy kiểm tra để đảm bảo da còn nguyên vẹn và sau đó đảm bảo rằng bạn dưỡng ẩm kỹ trước khi bắt đầu đeo nó, khi ấy nó có thể sử dụng được trong nhiều năm tới.

10. Dù bạn mua bất cứ thứ gì, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ làm sạch nó ngay lập tức

Bỏ quần áo vào máy giặt khô trên đường về nhà hoặc cho vào máy giặt ngay sau khi bạn về đến nhà. Đừng chờ đợi. Bởi vì bạn không biết nó đã từng ở đâu đâu.